PHỤ NỮ ĐẤT TỔ THÂN THIỆN, NHÂN ÁI, ĐOÀN KẾT, HỘI NHẬP, PHÁT TRIỂN

Chú trọng công tác cán bộ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số

24/09/2020 4:13:30 CH

Đồng chí Đinh Thị Thu Thủy - Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy Yên Lập triển khai cuộc họp thường kỳ của Ban và phân công thực hiện nhiệm vụ.  
PTĐT - Phú Thọ là tỉnh miền núi với 50 dân tộc anh em, trong đó dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao. Vì vậy, trong những năm qua, tỉnh luôn chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ là người dân tộc thiểu số (DTTS) nói chung và cán bộ nữ người dân tộc nói riêng. Qua đó, góp phần tạo những nhân tố điển hình, lan tỏa trong cộng đồng.
 Nhận thức rõ vai trò công tác đào tạo, bồi dưỡng trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị và cập nhật kiến thức cần thiết đối với cán bộ. Trong xây dựng, phát triển nguồn nhân lực, phát triển đội ngũ cán bộ là người DTTS, Đảng bộ tỉnh luôn quan tâm chú trọng, ưu tiên, hướng đến đối tượng nữ là người DTTS, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, giúp đội ngũ này được trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng hoạt động cần thiết trong việc quản lý, điều hành, thực hiện chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đến nay, chất lượng cán bộ nữ người DTTS cơ bản đạt chuẩn và trên chuẩn. Theo số liệu đến năm 2019, tổng số cán bộ nữ DTTS là 3.066 đồng chí, chiếm tỷ lệ 9,15% tổng số cán bộ, trong đó cán bộ nữ người DTTS giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý là 318 đồng chí (cấp tỉnh 2 đồng chí, cấp huyện 162 đồng chí, cấp xã 154 đồng chí). Cán bộ nữ là người dân tộc thiểu số luôn ý thức rõ nhiệm vụ, vai trò của mình trong công tác, chủ động từng bước khắc phục khó khăn, tích cực tham gia học tập, đào tạo để nâng cao trình độ, năng lực sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, góp phần không nhỏ trong công tác lãnh, chỉ đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chung của Đảng bộ tỉnh.
Là một huyện miền núi của tỉnh, Yên Lập có dân số gần 94 nghìn người, gồm 17 dân tộc, trong đó dân tộc Mường chiếm trên 80% dân số. Trong những năm qua thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về "Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước", nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nữ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, Huyện ủy Yên Lập đã chú trọng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn cán bộ nữ và bố trí giữ các chức vụ chủ chốt trong hệ thống chính trị, nhờ vậy vai trò, vị thế của người phụ nữ ngày càng được khẳng định. Hiện nay, trong tổng số 202 cán bộ, công chức, viên chức khối Huyện ủy và UBND huyện có 77 đồng chí là nữ; trong đó có 39 nữ là người dân tộc thiểu số, chiếm 19,3% so với tổng số cán bộ, công chức, viên chức; nhiều đồng chí cán bộ nữ giữ các vị trí cấp trưởng, cấp phó các phòng, ban của huyện. Các cán bộ nữ là người dân tộc thiểu số hiện nay đã và đang là những tấm gương sáng trên mọi lĩnh vực, góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương. Điển hình như Chị Đinh Thị Thu Thủy, người dân tộc Mường, chị chia sẻ: Trải qua nhiều cương vị công tác, bản thân chị luôn không ngừng học tập nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, luôn chú trọng công tác chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho cán bộ, đặc biệt là cán bộ nữ, thực hiện các mục tiêu bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ. Chị đã có 2 dự án được công nhận, áp dụng và mang lại hiệu quả cao: Dự án khoa học và công nghệ Thu gom chất thải rắn, xử lý chất thải sinh hoạt tại gia đình giai đoạn 2014 - 2020; Dự án phát triển cây măng gầy tại xã Trung Sơn. Sau đại hội đại biểu Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020-2025, được sự tín nhiệm, chị được bầu giữ chức Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy Yên Lập.
Huyện ủy Yên Lập thường xuyên chú trọng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn cán bộ nữ và bố trí giữ các chức vụ chủ chốt trong hệ thống chính trị, nhờ vậy vai trò, vị thế của người phụ nữ ngày càng được khẳng định, góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

Tuy nhiên, ở một số địa phương, công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ, nữ dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn như: Chưa mở được nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡng tại vùng sâu, vùng xa. Một số nội dung, kiến thức được đào tạo còn nặng về tính lý luận mà thiếu tính thực tế, trình độ đội ngũ cán bộ nữ dân tộc thiểu số còn thấp. Đa số cán bộ nữ dan tộc thiểu sống ở huyện miền núi, địa bàn rộng, địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, phong tục tập quán còn lạc hậu, điều kiện kinh tế khó khăn đã ảnh hưởng trực tiếp đến tư tưởng nữ cán bộ người dân tộc thiểu số, làm cho họ không yên tâm công tác. Sự cố gắng của một bộ phận nữ cán bộ người dân tộc thiểu số ở cơ sở còn chưa cao, thiếu tính bền vững.

Để công tác cán bộ nữ, cán bộ người DTTS đạt kết quả cao hơn, thời gian tới, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ người dân tộc thiểu số. Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội cơ sở và bản thân cán bộ nữ người dân tộc thiểu số hiểu được lợi ích của việc học tập, bồi dưỡng. Huy động các nguồn lực để hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của các cơ sở đào tạo cấp tỉnh, cấp huyện, cấp cơ sở... góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh.
Nguồn: Báo Phú Thọ điện tử



Chuyên mục Tin tức

Du lịch Phú Thọ

Liên kết web

Thống kế truy cập

  •   Đang Online: 51
  •   Tổng truy cập: 3411749