PHỤ NỮ ĐẤT TỔ THÂN THIỆN, NHÂN ÁI, ĐOÀN KẾT, HỘI NHẬP, PHÁT TRIỂN

Chi bộ tỉnh Hội phụ nữ: Tham quan tòa nhà Quốc hội Việt Nam và khu trưng bày di tích góp phần giáo dục truyền thống

10/07/2023 9:55:28 SA

Đảng viên Chi bộ tỉnh Hội phụ nữ chụp ảnh lưu niệm tại sảnh tòa Nhà Quốc hội

Sáng ngày 08/7/2023, Chi bộ Tỉnh Hội phụ nữ phối hợp với Vụ Thông tin, Văn phòng Quốc hội tổ chức sinh hoạt chuyên đề Quý II/2023 với hoạt động thăm Nhà Quốc hội và Khu trưng bày di tích dưới lòng đất Nhà Quốc hội. Đồng chí Đinh Thị Thu Hương - Bí thư Chi bộ Tỉnh Hội phụ nữ Phú Thọ làm Trưởng đoàn.

Hướng dẫn viên giới thiệu hình ảnh tư liệu tại Phòng Truyền thống Quốc hội Việt Nam.

Tại buổi sinh hoạt, các đảng viên được hướng dẫn tham quan Tòa nhà Quốc hội, còn có tên gọi khác là Hội trường Ba Đình mới, là trụ sở làm việc và nơi diễn ra các phiên họp toàn thể của Quốc hội Việt Nam. Tòa nhà tọa lạc trên đường Độc Lập, nhìn ra Quảng trường Ba Đình, đối diện với Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và nằm cạnh khu di tích khảo cổ 18 Hoàng Diệu; đặc biệt được nghe giới thiệu về những hoạt động nổi bật của Quốc hội trong suốt quá trình hình thành và phát triển; tham quan khu trưng bày khảo cổ và nghệ thuật đương đại dưới tầng hầm Tòa Nhà Quốc hội, tại đây trưng bày nhiều tác phẩm có chất liệu, cách thể hiện độc đáo để mô tả các câu chuyện của những thời đại khác nhau của dân tộc như: chiến thắng của Đại Việt bắt nguồn từ lòng quyết tâm trong Hội nghị Diên Hồng…Đây được đánh giá là công trình công sở đầu tiên quy mô lớn nhất từ khi thống nhất đất nước, có tính mỹ thuật, công nghệ hiện đại.

Đảng viên Chi bộ tỉnh Hội phụ nữ chụp ảnh lưu niệm tại Phòng Truyền thống Quốc hội Việt Nam.

Cùng ngày, đảng viên trong chi bộ được thưởng thức Chương trình nghệ thuật “Tinh hoa Bắc Bộ” tại Khu Baara Land Tuần Châu - Quốc Oai, Hà Nội.

Chương trình nghệ thuật "Tinh hoa Bắc bộ"

Thông qua các hoạt động cán bộ, đảng viên đã có trao đổi để hiểu rõ hơn về ý nghĩa, giá trị lịch sử của dân tộc Việt Nam, qua đó góp phần giáo dục lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc nhằm tiếp nối, tôn vinh những giá trị truyền thống dân tộc, bảo tàng cổ vật này chính là nơi viết tiếp những câu chuyện lịch sử cho con cháu muôn đời.

Bạch Sáu
 

Một số hình ảnh trong Khu trưng bày khảo cổ học dưới lòng đất của Tòa nhà Quốc hội:

Không gian trưng bày hiện vật tại bảo tàng



Khi khai quật trong cùng độ sâu của tầng văn hoá Đại La, nhiều loại ngói lợp thân mái, diềm mái hay bờ nóc cùng các tượng linh thú trang trí trên mái đã được tìm thấy. Đến thời Đinh - Tiền Lê, các nhà khảo cổ cũng phát hiện nhiều bộ mái được lợp ngói đất nung màu đỏ.



Trong số nhiều di vật thời Trần đã được tìm thấy, rất đáng chú ý là một miệng giếng bằng đất nung, xung quanh trang trí nổi hình rồng với những đường nét rất tinh xảo, mang đặc trưng của nghệ thuật thời Trần.


Đồ gốm thời nhà Lý được trưng bày tại Bảo tàng

Ngói uyên ương cùng các loại vật liệu kiến trúc như phù điêu, tượng tròn và ngói lợp mái trang trí rồng phượng của thời Lý


Tranh tựa rồng bay được ghép công phu từ gạch ngói


Bức phù điêu “Bình Minh Thăng Long” có niên đại từ thời Đại La, Đinh – Tiền Lê đến thời Lý, Trần, Lê






Chuyên mục Tin tức

Du lịch Phú Thọ

Liên kết web

Thống kế truy cập

  •   Đang Online: 53
  •   Tổng truy cập: 3433722