PHỤ NỮ ĐẤT TỔ THÂN THIỆN, NHÂN ÁI, ĐOÀN KẾT, HỘI NHẬP, PHÁT TRIỂN

Phụ nữ ngành giáo dục với phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

05/12/2016 2:10:39 CH

             Với gần 82% lực lượng lao động trong ngành giáo dục là nữ, trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành, đoàn thể xã hội, sự đồng tình ủng hộ của các tầng lớp nhân dân, sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh tiếp tục được củng cố và phát triển. Trong thành tích chung đó có sự đóng góp quan trọng của phụ nữ ngành giáo dục.

             Phong trào thi đua “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà” trong nữ công nhân viên chức lao động được Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phát động từ năm 1989, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã cụ thể hóa thành phong trào “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà trong ngành Giáo dục. Đến nay phong trào đã có sức lan tỏa, ngày càng có chiều sâu, phát huy được phẩm chất tốt đẹp và tiềm năng to lớn của đội ngũ nữ cán bộ, nhà giáo và lao động (CBNGLĐ) trong các hoạt động giáo dục, đào tạo, quản lý, nghiên cứu khoa học, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, từ đó góp phần phát triển kinh tế xã hội và thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và ngày càng khẳng định được vị thế của đội ngũ nữ CBNGLĐ trong sự nghiệp trồng người.

            Đối với chị em phụ nữ, để thực hiện được tiêu chí 2 giỏi: Một bên là công danh, sự nghiệp; một bên là gia đình, làm tròn thiên chức của người phụ nữ, là người vợ, người mẹ trong gia đình, điều tưởng như đơn giản nhưng để đạt được là cả một chặng đường phấn đấu, rèn luyện, thử thách để khẳng định, phát triển. Để thực hiện tốt phong trào thi đua, Tập thể lãnh đạo Sở, BCH, BTV Công đoàn ngành luôn xác định làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để phong trào thực sự đi vào cuộc sống. Hằng năm công đoàn ngành đều triển khai đăng ký phấn đấu đạt danh hiệu phong trào thi đua. Nhân các ngày kỷ niệm 8/3; 20/10, 20/11… hàng năm công đoàn ngành chỉ đạo Ban nữ công tổ chức sinh hoạt với nhiều hình thức phong phú như tọa đàm, giao lưu, thể thao, nói chuyện chuyên đề,....Qua đó chị em được học hỏi, giao lưu nâng cao kiến thức mọi mặt, đó là nguồn động viên tinh thần khích lệ chị em, khơi dậy lòng yêu nghề, mến trẻ; tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ công việc; đồng thời tạo điều kiện, quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ yên tâm làm việc, hỗ trợ, hướng dẫn cán bộ nữ xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững, dành thời gian hợp lý để chăm sóc các thành viên trong gia đình, tạo sự đồng thuận, ủng hộ của gia đình, chồng con để hoàn thành công việc được giao.

           Toàn ngành Giáo dục hiện có 919 trường với 22.449/27.449 cán bộ, giáo viên, lao động là nữ, chiếm 81.78%; (18.974 nữ nhà giáo, chiếm tỉ lệ 85.13%; Số 1544 nữ CBQL chiếm 68,05%). Với ngành đặc thù số nữ CBQL, nhà giáo chiếm số lượng lớn, có ảnh hưởng quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành do vậy việc thực hiện phong trào “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà” luôn được chú trọng chỉ đạo, gắn với việc thực hiện các cuộc vận động, các phong trào lớn của ngành như: cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt”…Triển khai  hiệu quả Đề án 343 về Giáo dục phẩm chất người phụ nữ trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước; Đề án 704 về “Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi dạy con tốt”. Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ các cấp xây dựng kế hoạch hoạt động trong từng năm học, đổi mới hình thức tổ chức hoạt động phù hợp, hiệu quả trong đó chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, phẩm chất người phụ nữ trong thời đại mới, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mỗi nữ nhà giáo về trách nhiệm cá nhân gắn với tập thể trong thực hiện nhiệm vụ. Đồng thời làm tốt vai trò của người phụ nữ trong gia đình, tạo sự cân bằng giữa việc trường và việc nhà với mục tiêu: gia đình êm ấm là động lực để chị em yên tâm công tác và công tác tốt là nền tảng tạo sự phát triển bền vững trong các gia đình.

           Tổng kết 5 năm (2010-2015) thực hiện Đề án 343 và 704 của Thủ tướng Chính phủ và phong trào thi đua “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà”, toàn ngành có 16.209 chị em đã đạt danh hiệu “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà” các cấp; 17 tập thể và 80 cá nhân được khen thưởng có thành tích xuất sắc trong công tác tuyên truyền, tổ chức triển khai thực hiện tốt Đề án và phong trào thi đua. Trong 5 năm qua đã có 01 nữ nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, 06 nữ nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú, nhiều chị được tặng thưởng Giấy khen, Bằng khen của ngành, của UBND các cấp. Với những thành tích đạt được, đội ngũ nữ nhà giáo đã góp phần to lớn trong thành tích chung của ngành, 5 năm liên tục ngành được Bộ GD & ĐT tặng Cờ đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua, vinh dự được Chính phủ tặng Cờ thi đua năm 2015.

           Phát huy những thành tích đã đạt được, ngành giáo dục tiếp tục phấn đấu thực hiện mục tiêu của phong trào Giỏi việc trường - Đảm việc nhà” giai đoạn 2016-2020 đóng góp tích cực thực hiện thắng lợi các mục tiêu nghị quyết đại hội phụ nữ tỉnh Phú thọ lần thứ XV nhiệm kỳ 2016-2021 như sau:

           Một là: Nữ CBNGLĐ tích cực hưởng ứng, tham gia phong trào thi đua “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà”; nâng cao chất lượng của phong trào thi đua gắn với nội dung tuyên truyền giáo dục về 4 phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam “Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang” trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

          Hai là: Vận động nữ CBNGLĐ chủ động, tích cực học tập, bồi dưỡng, nghiên cứu nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực nghề nghiệp; đổi mới phương pháp giảng dạy và quản lý; tiếp tục phấn đấu để đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ và năng lực nghề nghiệp đáp ứng với yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ ngành Giáo dục.

         Ba là: Vận động nữ CBNGLĐ tích cực tham gia các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành và xã hội; xây dựng tập thể, đơn vị đoàn kết, phát triển vững mạnh và gia đình theo tiêu chí no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.

          Bốn là: Xây dựng người phụ nữ ngành Giáo dục theo 5 tiêu chí: “Yêu nước; Có trình độ chuyên môn vững vàng, năng động, sáng tạo và hoàn thành tốt công tác được giao; Có sức khỏe; Có lối sống văn hóa và tấm lòng nhân hậu; Quan tâm đến lợi ích xã hội và cộng đồng”, giữ vững phẩm chất đạo đức cách mạng, lối sống trong sáng, giản dị của nhà giáo.

         Tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp thực hiện tốt phong trào thi đua đó là: Tiếp tục gắn việc thực hiện phong trào thi đua “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà” với các phong trào thi đua, các cuộc vận động như phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”;cuộc vận động” Rèn luyện phẩm chất đạo đức:tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”...

         Động viên nữ CBNGLĐ tích cực học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, năng lực và kỹ năng nghề nghiệp, tin học, ngoại ngữ, đạt chuẩn giáo viên các cấp học và chuẩn cán bộ quản lý; tích cực tham gia nghiên cứu khoa học, viết đề tài, sáng kiến kinh nghiệm, tham gia các hoạt động chuyên môn; phối hợp với các cơ quan truyền thông, giới thiệu các gương nữ tiêu biểu và tập thể nữ điển hình trong thực hiện phong trào; tăng cường tập huấn, giáo dục nâng cao nhận thức về giới, thực hiện nghiêm túc chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình, ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình, cơ sở giáo dục; xây dựng gia đình nhà giáo văn hóa.

         Chủ động tham mưu, đề xuất với lãnh đạo cơ quan, đơn vị cải thiện môi trường, điều kiện làm việc, tạo thu nhập ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nữ CBNGLĐ. Phát hiện, giới thiệu nữ CBNGLĐ ưu tú cho Đảng xem xét, bồi dưỡng kết nạp Đảng; tham mưu công tác cán bộ nữ, phấn đấu tăng tỉ lệ nữ gia cấp ủy, đoàn thể các cấp, cán bộ nữ là lãnh đạo, thủ trưởng đơn vị.

         Tiếp tục củng cố, kiện toàn Ban nữ công đủ về số lượng, nâng cao về chất lượng để làm tốt công tác tham mưu, tổ chức triển khai phong trào thi đua. Cụ thể hóa mục tiêu, nội dung, tiêu chuẩn thi đua “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà” cho phù hợp với đặc điểm, tình hình của đơn vị; định kỳ sơ kết, tổng kết, đánh giá phong trào. Tuyên dương, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong thực hiện phong trào thi đua.

                 Nguyễn Thị Thu Huyền                                                      

Phó Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Phú Thọ




Chuyên mục Tin tức

Du lịch Phú Thọ

Liên kết web

Thống kế truy cập

  •   Đang Online: 61
  •   Tổng truy cập: 3411794