PHỤ NỮ ĐẤT TỔ THÂN THIỆN, NHÂN ÁI, ĐOÀN KẾT, HỘI NHẬP, PHÁT TRIỂN

Độc đáo nghệ thuật thêu của phụ nữ bản Mỹ Á

28/09/2020 2:49:02 CH

Các hoa văn họa tiết trên trang phục luôn được người phụ nữ Mông tỉ mỉ, chau chuốt từng đường kim mũi chỉ.

Vượt qua những con dốc ngoằn ngoèo, chúng tôi đến với khu Mỹ Á, xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn, nơi tập trung đông đồng bào dân tộc Mông sinh sống với những nét văn hóa đặc trưng mang lại nhiều ấn tượng sâu sắc; trong đó phải kể đến nghệ thuật thêu lên váy, áo của những người phụ nữ chất phác, đôn hậu mà tài hoa.

 

Mỹ Á giờ đã đổi thay! Trên con đường bê tông uốn lượn là những nếp nhà xây kiên cố, khang trang thể hiện đời sống của bà con ngày một nâng lên, đói, nghèo dần được đẩy lùi. Cùng với đó, hệ thống trường học, nhà văn hóa được đầu tư xây dựng phục vụ nhu cầu của dân làng. Dẫn chúng tôi đi một vòng quanh bản, ông Sùng A Câu - người uy tín trong cộng đồng không ngừng lời khoe về sự đổi thay của quê hương cũng như giới thiệu nét văn hóa đặc sắc, độc đáo thêu trên trang phục của phụ nữ Mông.
Ông Sùng A Câu cho biết: Trang phục của người Mông mang những nét đặc sắc riêng. Trước đây, để hoàn thành một bộ quần áo mất khá nhiều thời gian và trải qua nhiều công đoạn với những kỹ thuật cầu kỳ. Người Mông tự trồng đay, xe sợi, dệt vải, nhuộm, thêu, vẽ sáp ong tạo hình hoa văn rồi mới may hoàn chỉnh. Nói thì nghe có vẻ đơn giản nhưng vô cùng phức tạp và tỉ mỉ, vì thế mỗi một năm những người phụ nữ Mông chỉ may được cho mình từ 2 - 3 chiếc váy. Cuộc sống phát triển, giờ đồng bào nơi đây không phải kéo sợi, dệt vải nhưng vẫn giữ thói quen thêu hoa, hình thù, họa tiết lên vải trước khi may quần, áo, váy. Tận mắt chiêm ngưỡng chị Chao Thị Dung thêu trên chiếc váy, chúng tôi mới hiểu ẩn chứa trong đó là sự tỉ mỉ, sáng tạo của những đôi bàn tay khéo léo vẫn quanh năm gắn bó với ruộng đồng, nương rẫy, bếp núc. Đó là những hoa văn cách điệu từ các hình hoa, chim chóc, cây cối gần gũi với các hình vuông, tam giác, tròn, zíc zắc… vô cùng phong phú. Chị Dung cho biết đã được mẹ dạy thêu từ khi còn nhỏ, trước cả lúc biết đọc, viết chữ và nhiệt tình giải thích về một số hoa văn đặc biệt, thường được dùng để thể hiện ý nghĩa riêng, trong những dịp cụ thể. Ví dụ như trang trí mô phỏng hình ảnh con ốc sên có ý nghĩa là sự đôn hậu, thanh bình; hình hoa bí dùng để thêu trên váy, thắt lưng tặng cho người yêu hoặc tấm đắp cho người chết thể hiện sự gắn bó sâu sắc của đồng bào dân tộc với loại cây này; hình hoa hồi được thêu trên váy cưới, trên tấm khăn tặng cho người yêu hay họa tiết mô phỏng guồng quay sợi lanh - một trong những công đoạn của kỹ thuật dệt lanh thường được thêu trên váy và một số đồ lưu niệm như ví, khăn… Có thể sử dụng, phối hợp nhiều họa tiết, hình thù trên v

hóa được đầu tư xây dựng phục vụ nhu cầu của dân làng. Dẫn chúng tôi đi một vòng quanh bản, ông Sùng A Câu - người uy tín trong cộng đồng không ngừng lời khoe về sự đổi thay của quê hương cũng như giới thiệu nét văn hóa đặc sắc, độc đáo thêu trên trang phục của phụ nữ Mông.Mỹ Á giờ đã đổi thay! Trên con đường bê tông uốn lượn là những nếp nhà xây kiên cố, khang trang thể hiện đời sống của bà con ngày một nâng lên, đói, nghèo dần được đẩy lùi. Cùng với đó, hệ thống trường học, nhà văn

Trang phục của đồng bào Mỹ Á mang đậm bản sắc văn hóa và chứa đựng những giá trị nghệ thuật riêng.

 
Quan sát đôi bàn tay thoăn thoắt đưa mũi kim thêu lên váy những họa tiết độc đáo của những bé gái mới chạc 5, 6 tuổi, chúng tôi nhận thấy, chỉ bằng những kỹ thuật hết sức giản đơn như thêu lối chéo mũi chữ “x” đan xen hoặc thêu lát các màu tạo thành hoa văn như diềm trang trí tay, cổ hoặc thắt lưng áo đã tạo nên những tác phẩm nghệ thuật thể hiện nét đặc sắc của nền văn hóa lâu đời. Cùng một kỹ thuật thêu như vậy, nhưng sự sáng tạo là vô biên, một trang phục đẹp với hoạ tiết, hoa văn, màu sắc được phối hợp hài hòa, hoàn mỹ phụ thuộc vào “gu” thẩm mỹ của từng người. Chính vì thế, trong cái chung ta vẫn nhận thấy cái độc đáo, riêng biệt, nghệ thuật trên từng bộ trang phục của đồng bào nơi đây.

Sùng Thị Thùy Linh, em gái 14 tuổi, ngay từ khi lên 5 tuổi đã được mẹ và các chị dạy cách thêu hoa, họa tiết lên vải để may váy, áo, diện vào dịp năm mới hay nhân những sự kiện trọng đại của gia đình, bản làng. Cũng như các chị, các mẹ trong bản Thùy Linh quan niệm rất rõ rằng, hoa văn trên trang phục của mình ngoài biểu hiện tâm tư tình cảm thì còn là tiêu chuẩn đánh giá tài năng và phẩm hạnh của người con gái. Người phụ nữ giỏi thêu thùa được cả cộng đồng đề cao, coi trọng. Trước khi đi làm dâu, cô gái người Mông được mẹ tặng cho bộ váy áo như của hồi môn. Khi về nhà chồng, cô gái phải chuẩn bị bộ váy áo đẹp tặng mẹ đẻ và mẹ chồng. Bởi vậy, váy thêu đẹp trở thành tài sản của người phụ nữ. Khi đã trở thành người vợ, người mẹ, phụ nữ Mông vẫn tiếp tục thêu in nhiều mẫu hoa văn, lo cho chồng con mặc đẹp.

Rời khỏi bản Mỹ Á trong ánh hoàng hôn đổ dài trên những con đường, nhuộm vàng trên những mái nhà, những thửa ruộng bậc thang, hình ảnh những bé gái Mông bên bậu cửa tỉ mỉ, đưa từng đường kim, mũi chỉ lên tấm vải khiến chúng tôi hiểu rằng “dòng chảy” truyền thống văn hóa đặc sắc, quý báu của dân tộc Mông đã và đang được giữ gìn, tiếp nối
Nguồn: Báo Phú Thọ điện tử



Chuyên mục Tin tức

Du lịch Phú Thọ

Liên kết web

Thống kế truy cập

  •   Đang Online: 49
  •   Tổng truy cập: 3386592